Phần mềm quản lý doanh nghiệp là gì?

Phần mềm quản lý doanh nghiệp là gì? Lợi ích của phần mềm với doanh nghiệp , giá cả lắp đặt và hướng dẫn sử dụng.

Phần mềm quản lý doanh nghiệp

Phần mềm quản lý doanh nghiệp là gì?

Phần mềm quản lý doanh nghiệp là phần mềm hỗ trợ nhà quản lý vận hành tổ chức một cách chuyên nghiệp, hiệu quả. Phần mềm quản lý  doanh nghiệp giám sát các thông số hoạt động của các đối tượng trong doanh nghiệp như: Máy  móc, con người, trang thiết bị, nguyên vật liệu, chi tiết, sản phẩm, tài chính, khách hàng… cùng với đó là giám sát các quy trinh hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp. Bài viết này Rostek sẽ giới thiệu với các bạn kĩ hơn về phần mềm quản lý doanh nghiệp nói chung và phần mêm quản lý doanh nghiệp ERP của Rostek nói riêng.

Trước tiên Rostek muốn giới thiệu đến bạn đọc các thành phần cấu thành nên một doanh nghiệp, các quy trình vận hành của doanh nghiệp từ đó giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về những chức năng chính của phần mềm quản lý doanh nghiệp có thể trợ giúp ban quản lý.

Các bộ phận của doanh nghiệp được quản lý bởi phần mềm quản lý doanh nghiệp

Cấu trúc nhà máy

Nhà máy bao gồm 4 bộ phận chính:

1. Bộ phận sản xuất, nghiên cứu phát triển

Bộ phận sản xuất, nghiên cứu phát triển phụ trách việc tạo sản phẩm và cải tiến sản phẩm để sản phẩm hiệu quả hơn với người sử dụng. Là bộ phận lòng cốt trong mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Để việc hoạt động của công ty được diễn ra một cách hiệu quả thì việc có một sản phẩm chất lượng, phù hợp với thị hiếu của thị trường là điều bắt buộc đầu tiên.
Bộ phận sản xuất nhận đơn đặt hàng sản xuất từ ban lãnh đạo để sản xuất số lượng sản phẩm theo kế hoạch. Yêu cầu về sản phẩm từ mẫu mã tính năng được thu thập và chuyển xuống bộ phận sản xuất. Sản phẩm sản xuất ra phải đạt đúng tiến độ dự kiến với chất lượng sản phẩm tốt. Tạo những sản phẩm đẹp, bền vững và nâng cao trải nghiệm người dùng. Bộ phận sản xuất, nghiên cứu phát triển là bộ phận tập hợp nhiều đối tượng từ con người, máy móc, trang thiết bị, nguyên vật tư… Để công việc sản xuất đạt hiệu quả cao, tránh những lãng phí không cần thiết khi vận hành cần những hệ thống giám sát và điều khiển hệ thống toàn diện. 

2. Bộ phận marketing

Bộ phận chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, quảng cáo sản phẩm và thu thập thông tin từ khách hàng để cải tiến sản phẩm. Bộ phận marketing cần hiểu rõ về những tính năng nổi bật của sản phẩm bên công ty và hiểu thật rõ nhu cầu sản phẩm của từng thị trường. Nhân viên marketing cần là người ham học hỏi, từ ngữ lập luộn sắc bén, lối văn cuốn hút để thuyết phục nhiều đối tượng khách hàng. Bên cạnh khả năng viết nhân viên marketing cần là người nhạy bén với thị trường.

3. Bộ phận nhân sự

Bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, đào tạo nhân sự, tìm kiếm nhân sự phù hợp với mô hình của từng doanh nghiệp. Bộ phận nhân sự thu thập thông tin nhân viên, giám sát quá trình làm việc và khả năng phát triển của từng nhân viên để sắp xếp những công việc phù hợp. Để những nhân viên được làm việc trong môi trường phù hợp nhất với bản thân. Khi tuyển nhân viên bộ phân nhân sự cần lấy ý kiến từ bộ phận sản xuất, bộ phận tài chính, bộ phận marketing để chọn ra những thí sinh phù hợp với công việc và mức lương chi trả.

4. Bộ phận kế toán

Bộ phận tài chính, kế toán chịu trách nhiệm kiểm soát tài chính, trả chi phí các mục, thống kê những khoản chi tiêu, trả lương nhân viên, thống kê lợi nhuận. Bộ phận kế toán là bộ phận kết nối mạnh nhất trong công ty. Nhân viên bộ phận kế toán nắm được tình hình phát triển của doanh nghiệp, tính toán các khoản lời lãi để điều chỉnh các bộ phận khác hoạt động hiệu quả nhất có thể. Bộ phận kế toán luôn là bộ phận thước đo và điểu chỉnh hoạt động do sản phẩm và tiền là 2 đối tượng quan trọng thể hiện sự phát triển của một doanh nghiệp.

5. Các bộ phận khác

Tùy từng quy mô và nhu cầu hoạt động của từng doanh nghiệp mà các phòng ban bộ phận sẽ khác nhau.  

Để quản lý các bộ phận này phối hợp với nhau trơn tru là một việc khó khăn với nhà quản lý. Doanh nghiệp cần một quy trình chuẩn để các hoạt động đạt năng suất cao. Việc liên kết các phòng ban với nhau, mỗi phòng ban trở thành một mắt xích để doanh nghiệp có thể vận hành như một thể thống nhất.

he thong dieu khien va giam sat nha may

Sự xuất hiện của phần mềm quản lý doanh nghiệp

Phần mềm quản lý doanh nghiệp là trợ thủ đắc lực của nhà quản lý có thể giảm sát tổng thể hoạt động chính đang diễn ra trong nhà máy chỉ thông qua những thiết bị thông minh như máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng. Phần mềm giúp doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu thông tin khổng lồ, xử lý chúng một cách chính xác và hiệu quả. Giám sát các đối tượng trong thời gian thực thông qua hình ảnh hoặc các tham số. Hỗ trợ việc phân tích, tính toán để việc ra quyết định của quản lý đạt hiệu quả cao nhất. Những tác động và phản hồi luôn kịp thời, nhanh chóng giúp hệ thống giảm thiểu tối đa những rủi ro không mong muốn.

Sau đây là những đặc điểm chính của hầu hết các phần mềm quản lý doanh nghiệp hiện có trên thị trường:

  • Quản lý các đối tượng trong toàn bộ hệ thống
  • Lên kế hoạch sản xuất
  • Xây dựng quy trình chuẩn cho doanh nghiệp
  • Quản lý quá trình hoạt động đạt chuẩn của các bộ phận
  • Lưu trữ các dữ liệu hoạt động của doanh nghiệp. Giảm thiểu lưu trữ những thông tin quan trọng bằng giấy tờ.
  • Giám sát và điểu chỉnh doanh nghiệp trong thời gian thực
  • Liên kết dữ liệu các bộ phận để việc trao đổi dữ liệu diễn ra toàn vẹn và nhanh chóng
  • Quản lý doanh nghiệp với khoảng cách không giới hạn thông qua điện thoại thông minh, laptop..

Trên đây là phần giới thiệu tổng quát của Rostek về phần mềm quản lý doanh nghiệp. Phần nào giúp bạn đọc có được cái nhìn cơ bản tổng quát về phần mềm. Để tìm hiểu kĩ hơn và tham khảo thêm phần mềm quản lý doanh nghiệp của Rostek xin mời bạn đọc xem tại đây.

Liên hệ nhân viên kinh doanh Anh Chiến:

Sđt: 0965389247

Fanpage: https://www.facebook.com/Rostek-102924014830600/

Zalo:0965389247

gmail: tranchien.rostek@gmail.com

Địa chỉ: 32 lô 4 Đền Lừ 1 phường Hoàng Văn Thụ Quận Hoàng Mai Hà Nội

Đọc thêm các bài liên quan về phần mềm quản lý doanh nghiệp tại đây.

Trả lời

Close Menu